Các bệnh tai mũi họng thường gặp

Các bệnh lý về tai mũi họng có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng xảy ra phổ biến hơn ở trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vậy các bệnh tai mũi họng thường gặp nhất là gì? cách phòng như thế nào? Cùng chuyên khoa tai mũi họng bệnh viện an việt tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây:

1. Viêm họng

Viêm họng là một trong số các bệnh tai mũi họng thường gặp vào mùa đông và hầu hết bị gây ra do nhiễm virus. Một số bằng chứng đã chỉ ra rằng, do sự thay đổi nhiệt độ, ví dụ như khi bạn đi từ một căn phòng ấm ra ngoài trời lạnh giá có thể gây ra viêm họng.

Cách nhanh chóng và dễ thực hiện giúp chữa viêm họng là chúng ta súc miệng bằng nước muối ấm. Bạn có thể pha một thìa muối vào một cốc nước ấm và súc miệng đều đặn hàng ngày sẽ thấy triệu chứng giảm rõ rệt.

2. Bệnh viêm amidan

Amidan là tổ chức đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút gây bệnh. Tổ chức này cũng có thể bị viêm khi có quá nhiều vi khuẩn, virut xâm nhập khiến cho amidan bị quá tải. Viêm amidan có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên trẻ em và đối tượng thanh thiếu niên là những người dễ mắc bệnh nhất.

Xem chi tiết bệnh viêm amidan tại đây: http://bit.ly/2OAtoMs


Ở giai đoạn cấp tính viêm amidan mới khởi phát gây ra các triệu chứng như đau và nóng rát ở cổ họng, khó nuốt, ho nhiều, sốt, ngủ ngáy, khó thở…Các triệu chứng này sẽ ngày càng tăng nặng khi bệnh chuyển qua giai đoạn mãn tính. Ở giai đoạn nặng, nếu bệnh tái đi tái lại nhiều lần trong năm, amidan sưng to cản trở đường ăn uống, gây khó thở và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác thì bệnh nhân cần phải được phẫu thuật để cắt bỏ amidan.

3. Bệnh viêm tai giữa



Nhắc đến những bệnh lý tai mũi họng dễ gặp thì không thể không kể đến bệnh viêm tai giữa. Căn bệnh này chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ với các triệu chứng điển hình như đau tai, sốt cao, đau nhức đầu, trẻ quấy khóc, chán ăn, tiêu chảy, ói mửa, kém phản ứng với âm thanh. Nguy hiểm hơn bệnh có thể gây biến chứng thủng màng nhĩ khiến người bệnh mất thính lực hoàn toàn. Để phòng ngừa căn bệnh này, cách tốt nhất là giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, tránh xa khói thuốc lá, trẻ nhỏ cần phải được bú mẹ ít nhất 6 tháng đầu đời, giữ trẻ ở tư thế thẳng lưng khi cho trẻ bú bình đồng thời cho bé tiêm phòng đầy đủ theo lịch tiêm chủng của quốc gia.

=>>> Tìm hiểu thêm: http://bit.ly/3676S5i

4. Viêm xoang

Viêm xoang (VMX) là tình trạng viêm niêm mạc mũi và các xoang cạnh mũi, gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm khuẩn, vius, dị ứng, nấm, ... bệnh thường hay gặp ở trẻ em dưới 6 tuổi.


Bệnh viêm xoang được chia làm 2 loại là viêm xoang cấp tính và mãn tính. Trong đó, những người mắc viêm xoang mãn tính dễ tái phát hơn và nguy hiểm hơn. Viêm xoang trẻ em thường hay gặp ở các cháu dưới 6 tuổi, bị viêm mũi dị ứng, viêm VA, viêm amidan. Bệnh thường khởi đầu ở các cháu gầy yếu, suy dinh dưỡng, hay sốt vặt, có cơ địa dị ứng, thường mắc bệnh viêm đường hô hấp trên, điều trị không khỏi dẫn đến viêm mũi xoang.

Còn ở người lớn hay mắc viêm xoang mạn tính là viêm niêm mạc mũi xoang với các triệu chứng: Đau nhức âm ỉ vùng mặt, ngạt mũi, giảm ngửi, ho, khịt khạc đờm, soi mũi thấy khe giữa, đôi khi cả khe trên có mủ. Người bệnh có thể bị sốt, kém tập trung, người mệt mỏi. Các triệu chứng này kéo dài trên 12 tuần.

5. Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là căn bệnh phổ biến nhất trong các bệnh liên quan đến bệnh tai mũi họng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này như: thời tiết, môi trường, nấm mốc, cơ địa....

Nếu bạn bị viêm mũi dị ứng ngày qua ngày trong thời gian dài sẽ trở thành bệnh mãn tính. Khi đó, tình trạng nghẹt mũi xảy ra gần như thường xuyên, có khả năng dẫn đến ù tai, kèm theo nhức đầu, đau nặng đầu (những triệu chứng này khá giống với viêm xoang, rất dễ gây nhầm lẫn). Một số trường hợp người bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính kéo dài có thể gây ra loạn khứu giác (mất mùi) hoặc ngủ ngáy do bị nghẹt mũi. Viêm mũi dị ứng tuy không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn nhưng chúng gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc thường ngày.

Phòng tránh bệnh tai mũi họng

– Vệ sinh tai mũi họng bằng nước muối: Nên vệ sinh mũi, họng bằng cách súc miệng nước muối hoặc xịt nước muối biển ba đến bốn lần mỗi ngày. Lưu ý, các loại nước muối dạng bình xịt có áp lực mạnh không nên dùng cho trẻ nhỏ dưới một tuổi, hãy dùng nước muối 0,9% cho trẻ lứa tuổi này.

– Đeo khẩu trang khi ra đường, hạn chế tiếng ồn bên ngoài tác động hàng ngày vào tai.

– Thường xuyên đi khám bệnh tại các cơ sở y tế chuyên khoa tai mũi họng sẽ giúp sớm phát hiện những căn bệnh nguy hiểm như ung thư vòm họng và ung thư thực quản…

– Vào những đợt thời tiết chuyển mùa, việc giữ ấm cổ, đặc biệt với trẻ em là rất quan trọng để phòng tránh các bệnh tai mũi họng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *